Máy chiếu là gì? Máy chiếu là một thiết bị có bộ phận phát ra ánh sáng và có công suất lớn, cho đi qua một số hệ thống xử lý trung gian ( để từ mốt số nguồn tín hiệu đầu vào ) để tạo ra hình ảnh trên màn chắn sáng mà có thể quan sát được bằng mắt.
Là loại máy chiếu hiện đại nhất hiện nay có thể làm được nhiều việc khác nhau. Cụ thể như: Chiếu giảng dạy, văn phòng và xem phim…
Bao gồm thân máy hình hộp to bản với mặt trên là mặt kính, bên trong là đèn chiếu công suất lớn và một quạt làm mát, trong đó trên cùng của thân máy còn có một thấu kính để tập trung ánh sáng. Người ta sẽ in thông tin cần trình bày lên các tấm nhựa trong suốt và đặt trên mặt kính để hiển thị, ánh sáng từ đèn chiếu đi xuyên qua tấm nilon trong suốt, tới gương phản xạ và được”hắt”lên màn hình.
Hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các buổi học trực quan, phòng họp báo cáo hay trình bày dự án một cách trực quan sinh động thông qua những công cụ có sẵn. Chỉ cần 01 chiếc máy camera vật thể kết nối với máy tính và một máy phóng hình ảnh lên màn chiếu hoặc tường.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại công nghệ phổ biến là LCD và DLP.
Tổng hợp hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh dương. Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Một số máy chiếu được thiết kế với công nghệ LCD
+ LCD có khuynh hướng bão hòa màu cao hơn. Tuy nhiên độ bão hòa màu cao làm cho mát chúng ta thấy máy chiếu nhiền toàn bộ là sáng hơn.
+ Cường độ sáng trình chiếu của công nghệ LCD sẽ sáng màu sắc hình ảnh hơn
+ Thể hiện sự phong phú sắc độ màu, hình ảnh sắc nét, độ sáng hình ảnh cao, do tổ hợp cùng lúc 3 màu RGB với nguồn sáng ổn định, máy chiếu LCD 3 chíp tái hiện mày sắc phong phú và chuyển tiếp màu mượt hơn công nghệ DLP 1 chíp
+ Cấu tạo lớn hơn, vì thành phần lắp ráp bên trong của LCD đa dạng hơn.
+ Các tấm kính LCD có thể bị hỏng do thời gian sử dụng lâu dài, và khi thay thế thì mức tiền bỏ ra rất đắt.
+ Hiệu ứng “caro” làm hình ảnh trông bị “vỡ hạt”.
Công nghệ DLP do Texas Instruments phát triển độc quyền vào năm 1997 sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chíp DMD được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, mỗi vi gương tương ứng là một điểm ảnh. Vì gương dao động hàng ngàn lần / giây và thể hiện được 1024 cấp độ xám. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Một số máy chiếu sử dụng công nghệ DLP hiện nay: máy chiếu BENQ, máy chiếu NEC, máy chiếu VIEWSONIC, máy chiếu INFOCUS,…
+ Tạo được hình ảnh mượt, không bị lộ điểm ảnh. Độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng 3 tấm LCD
+ Cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước của mấy nhỏ và trọng lượng nhẹ hơn.
+ Tuổi thọ bóng đèn được kéo dài hơn công nghệ LCD
+ Hiệu ứng cầu vồng, xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng lóe lên. Thường sau những vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sáng cạnh kia của màn ảnh. Hay từ khi hình ảnh chiếu trên màn ảnh quay sáng nhìn vật thể ngoài màn ảnh.
+ Hiệu ứng vầng hào quang (hay còn gọ là lộ sáng ), về cơ bản đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh, hiện tượng đó là do ánh sáng lệch bị bật ra khi đụng các cạnh của các tấm gương nhỏ trên chip DLP.
LCoS là từ viết tắt của Liquid Crystal on Silicon – tinh thể lỏng trên silicon, và là công nghệ lai giữa LCD và DLP. Loại máy chiếu này sử dụng chip tinh thể lỏng với hệ thống vi gương, hay nói cách khác, ánh sáng được phát ra từ tấm nền LCD sau đó được phản xạ trên gương giống như DLP.
Bên cạnh đó, một công nghệ tân tiến hiện đại nhất có thể được gọi là tương lai của công nghệ máy chiếu đó là Laser. Về cơ bản, một tia laser cung cấp nguồn ánh sáng. Chúng có tuổi thọ bóng đèn máy chiếu rất dài , tạo ra độ phân giải cao hơn và có ít vấn đề hội tụ hơn nhiều so với LCD. Đây là những lý do tại sao máy chiếu laser là tương lai của công nghệ máy chiếu. Hạn chế duy nhất là giá cả, chúng đắt hơn nhiều so với hai loại kia.
Độ sáng hình ảnh được đo bằng ANSI LUMENS, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Cách chọn lựa máy chiếu phù hợp là dựa vào số lượng người và không gian kích thước trình chiếu phòng họp, phòng học, ……để quyết định độ sáng. Thông thường cường độ sáng của máy chiếu sẽ dao động từ 2200 ansi đến 7000 ansi. Nên có thể lựa chọn các mode máy chiếu rất đơn giản
Là mật độ các điểm ảnh trên màn ảnh, là thông số quyết định chất lượng hình ảnh, độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng rõ nét. Mỗi loại máy có một độ phân giải khác nhau. Trên thị trường hiện có 2 độ phân giải phổ biến là: SVGA (800 x 600 pixel), XGA (1.024 x 768 pixel). Ngoài ra còn có các độ phân giải lớn hơn như WXGA, SXGA, UXGA, HD, Full HD, 4K… thích hợp cho phòng chiếu phim hoặc sân khấu…
Là tỷ lệ khác biệt màu giữa điểm sáng nhất và điểm tối nhất. Giúp làm rõ các đường biên hình ảnh. Độ tương phản càng cao, hình ảnh càng sâu, màu sắc càng sống động, trung thực. Các cổng kết nối: có 2 cổng kết nối thường xuyên dùng nhất là HDMI và VGA